Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Lý tưởng buôn lậu !

 Chuyện kể chơi !

       Lý tưởng buôn lậu !

        Cái chuyện lý tưởng không phải là những chuyện tưởng là có lý mà phải là những chuyện thật sự và có lý ! Nghiêm túc mà nói thì cái hồi ấy mình nghỉ đúng là như vậy ! Cái hồi ấy là cái hồi sau 1975, cái hồi hậu giải phóng miền nam hay gọi là sự cố 30/4 ấy !
        Cái thời mà tất thảy cũng phải quen dần những thay đổi bất ngờ từ suy nghỉ , ngôn từ đến áo quần, dép guốc ... quen dần xấu tốt lẩn lộn trong tư duy ý thức, lời lẻ, âm điệu và quen dần với sự khó khăn thiếu thốn vật chất các loại ... từ cái thông thường nhất ! Quen dần và chấp nhận ! bởi đến cả cái bao tử con người cũng buộc phải chấp nhận chứa hờ những "thực thể" khó bề điều tiết thành dưỡng chất thì hồ gì các thứ "khách quan" ,"diêm dúa" bên ngoài kể trên !? Đến thậm tới mức có lúc, cái mà còn gọi là "dạ dày", nó "kính đơn" thay mặt luôn cả hệ thống nơtron thần kinh não bộ xử lý luôn hành vi con người !
 
                                      
   Trong cảm khái "em lớn lên trong mùa cách mạng" cái bọn nhóc mình được học : "vì lý tưởng cách mạng, vì lý tưởng ... sẵn sàng!" . Lý tưởng là gì ? nó cũng ngô khoai gì đó với các "đồng chí" phụ trách ! nên nó quẩn quanh ở mấy ... cái chuyện lý tưởng ... rồi "từ ấy" cứ ấn ép cho con "tim bừng nắng hạ"..qua sinh hoạt đội đoàn ... "có sách mới, áo hoa" ... và ... "cuộc đời nở hoa" ! Cứ thế nó mới "chói qua tim" mình  phải "học tập tốt, lao động tốt" và phải là người có "lý tưởng" tốt !? Ậy ! nói thế chứ cái lý tưởng nó "cao siêu" chứ đâu là chuyện tưởng là có lý trong cái đầu trẻ con bọn mình ! Lúc đó bọn mình còn đi học ở cái cấp hai trường làng , mà sao nó ấn dí trong đầu bao chuyện khó quên ! Cái thời trong tất thảy chộn rộn nháo nhào phải kể đến đầu tiên , mà đúng là quan trọng nhất , thiết yếu nhất ... nó quyết định và xuyên suốt _ Nói cho nó gập ghềnh ,  cho nó to lên thế để nhớ cái giọng điệu vừa "chi" vừa "bộ" , vừa thô, lộ mà lại vừa ậm ờ bí hiểm của mấy ông bí, cán thời xưa đó ... cho đến bây giờ ! _ Thật ra đó là cái chuyện kinh tế , chuyện buôn lậu và cái cơ chế quản  lý thị trường !

                                        
                                                                                            
        Loanh quanh quanh vùng quê của mình, cái thị trấn bên bờ biển xinh xinh xình ra ba bề sóng dập !  Ai mới sau này đến, chỉ du lịch chơi thôi cũng biết Mũi né quê mình* khi xưa chỉ độc đạo "khứ hồi" một con đường ....... xe ! chứ nói (đường) bộ thì tha hồ ... cuốc cát , leo đồi ... còn biết bơi (!?) hay nhờ thuyền, thúng thì tha hồ ... lướt sóng ! Thế nên mình chỉ phang phào giới hạn trên ... con đường kỷ niệm và những chuyến xe hàng ... chứ rộng ra đường khác cũng nhiều pha ... tê tái tệ ! Móc ra một cái, trao đổi liền thì là bán chứ buôn thì phải có hành trình "..chinh phục những khoảng cách", tệ cũng chợ trong ra chợ ngoài chứ hẹp nữa lại thành cò ! Bởi thế buôn là phải giong buồm, lên xe, lên ngựa về quê ra phố !
                                                                              
                                                 
      Thời ấy Phan Phố (thị xã Phan thiết) xa, xa lắm ! Con đường "thủ đô Resort" cũng đồi dốc quanh co nhưng hẹp bằng nữa, hai xe khách nhỏ tránh nhau phải ép xèn xẹt cả những tàu dừa hai bên đường. Con đường rười rượi mát lành dừa xanh, hương cau, hương muối ... biển quê mình ! Con đường làm đâu từ thời Pháp, có xưa lâu xuống cấp và có cả "đào hố đắp mô" nên lổ chổ  ổ ... à ôi ... các loại . Dừa nhiều lắm, mênh mông ngút... sau những hàng dừa, thưa thớt những căn nhà là biển cả bao la ! sau những hàng dừa, hàng cau rậm bóng, những xóm nhà thưa thớt là đồi cát mênh mông, những "ốc đảo" xanh tươi vườn tược, những đồi cây hoang dại, những nương rẩy, rừng cây chen lẩn, lấn tới xa xăm đồi núi với mây trời ... (Woa quá xa !).
      Tả cảnh dài dòng thế để biết thời ấy còn có cái để tán để hửi ... không khí ... thời ấy  n h i ề u  lắm, còn trẻ trung trong trẻo vô tư ... chưa phải lòng ai cai quản được !!!  Mình nhắc con đường khoảng 24km ven biển từ Mũi né vào Phan thiết mà nói nó xa xăm dịêu vợi là bởi lúc đó để chinh phục nó bằng xe ca có gắn "hỏa tiển"* đằng đuôi phải mất í a í à bốn, năm tiếng đồng hồ, bởi có đủ ngẹt người đu đứng rồi cũng phải chờ xếp hàng sắp hóa (mực sò cá tôm khô hấp muối mắm son nồi thùng thúng bao bị ...và tới xứ Rạng thêm đậu mè dưa dừa dầu trầu cau thuốc ...) với tiêu chí chèn ép, chồng chất đến khi ... không thể và không cần biết đến trọng tải, trọng lượng trọng lực gì sất miễn sao giàn "xắcxi" chưa gảy và bánh xe ... chưa nổ ! Rồi hành trình ì ạch lê thê còn phải vượt qua ... ba, bốn trạm kiểm tra, kiểm soát để tịch thu, đóng thuế có biên bản và ... không có biên bản ! Thuế đóng theo kê khai sơ khởi tại bến , hai trạm quản lý thị trường giữa đường cô quạnh, một trạm thuế thương nghiệp bên bến Phố Hài , cái bến sông x ư a chứng kiến bao cuộc bể dâu đổ nợ, đầy nước mắt chia ly của người và ... "của" , của dân buôn và hàng hóa !.. Tới mỗi trạm thì nào xào xáo, xô hàng, bới móc... cả xua người xuống lục soát, soi mói cả thân thể, áo quần... hơn cả cảnh sát "hollywood" truy tìm khủng bố ... mà cũng như tới tòa phúc thẩm, đầy ban đủ bệ, hạch xách hỏi han, cưỡng cung, đoạt lý, khóc lóc, chưởi rủa, van xin, giằng co và có mấy lần "cắc bụp" .
     Sau mỗi trạm đó trọng tải xe được giảm đi đáng kể ... bởi cá khô, tôm mực, nước mắm ... một số có thể phải trở về ... với biển (thủ) !  Hạt dưa, dừa , dầu, cây trái có thể lại trở thành ... rừng rú ! và bởi những "chủ nhân ông" của số hàng hóa kia còn phải ở lại vấn vương hy vọng và cả cảm hoài đưa tiển .."tiền .. đồ" của mình về cõi "tặc" theo "nghi thức" và "đường lối" "pháp đình"!? Và cũng không hiếm cù cưa những đỗi trao mặc cả và cả những toan tính hiểm nguy là xả thân "đánh cắp cái của mình" !

                                                                           
         Hồi ấy ! cũng lại hai chử hồi ấy sao giờ nghe không là gì có vẻ hoài niệm cả ! Cái hồi ấy này muốn quên mẹ nó cho rồi ! Hồi ấy không buôn lậu thì làm sao sống được, làm sao sửa chữa, chung chi, chi phí ... đủ cái vào mồm , làm sao đủ cho cả đám nhân gian không làm tham quản* mà chờ ăn chực... không buôn lậu chỉ có mà buông ... lệ với buông lơi ... Hồi ấy không mang theo vài ba cân mực khô, dăm lít dầu dừa vào thị xã bán thì tiền đâu đủ trang trải cho no bụng mà làm lụng mà học hành , bởi lúc đó học lớp 10 phải vào thị xã... Phần suy nghỉ non thơ ngớ ngẩn thế là "sai luật" và sẻ bị "cán bộ" quản lý, thuế vụ "xúc phạm" ! Mà chả lẻ cứ "Kính gửi Ông Chủ tịch ... cho mang ... mắm mực ..." hoài thì ... bà mẹ nó còn gì là "quan điểm" !?  Mình không có ý gì trách cứ ai thế là buôn gian bán lận vì trong đó có Mẹ, có Chị mình và mọi người xung quanh ai cũng khó khăn ! ai cũng thế nên nó "bình thường" đi ! Còn thành phần bắt bớ, thu , phạt, cho đi, du di, đóng thuế ... họ làm cái việc đẩu đâu chỉ thị , tự ý tự tung quản thủ không rỏ ràng minh bạch... thế thôi ! Lơ mơ thế chẳng tưởng chẳng lý gì cả ! Chẳng ai nghỉ sao cái chuyện "bình thường" thế, ai cũng làm thế mà sao lại cấm đoán , bắt bớ ... cướp giật thế !? Cứ thế  "buôn lậu" và "bắt lậu" song hành quen dần và chấp nhận !


                                                                                       
     Một thời cả cái đất nước này mọi thứ thay đổi, xáo trộn, rộn rả, vẻ vang và vinh quang là thế ! Một thời cái miếng "tồi tàn" làm tan hoang mọi thứ ! Phân phối lưu thông trì trệ ách tắc, sản phẩm sản xuất, đánh bắt, gia công làm ra xếp kho HTX cho no ai đó !  Thuế vụ, Quản lý thị trường thì quyền hành oai quái, chung chia, xâu xé ! Dân tình bế tắt , việc làm thì bí bách, công điểm thì eo xèo, cha mẹ nào lo cho nổi mà không đánh đổi chút gì ... "nhân cách", chút gì "sĩ diện" để nêm nếm cho gia đình con cái ... chút muối, chút đường , dẩu có biết về sau lắm điều hệ lụy ! Đó là điều lớn rồi mình hiểu Cụ Đồ Chiểu nói là "Có thực mới vực được đạo", quý tao nhân mặc khách gọi là "Cơm áo không đùa với khách thơ"! và "hồi ấy" là cái mà sau này người ta gọi là cái thời "Cả nước buôn lậu" ! Mình đã sai lầm vì không nắm bắt được "số phận" thời cuộc, đã không hòa mình vào "bổn phận" chung của cuộc sống ! Ai cũng buôn lậu _ người ở nhà có hàng hóa không đưa qua HTX, xí nghiệp, cơ quan quản lý ... mà bán cho người khác là lậu _ Thế mà mình cứ ay áy, lơ ngơ !  Ai cũng buôn lậu đó là sự thật từ quan cả chí dân ! Không buôn lậu mà ăn lậu của mọi người có là cái lý !? "Thật sự" và "có lý" thế đó nên mình gọi là "Lý tưởng buôn lậu" là thế !
           Có người nói thanh niên bây giờ không có lý tưởng ... nếp sống lai căng và xa rời lý tưởng ... chắc họ nhầm ! Chỉ ngồi thư phòng phóng tác, hư cấu ngở thành văn ... văn bản khỏi thống khỏi kê... Chứ ra đường, ghé quán, cả ở cơ quan công sở ... đâu đâu cũng thấy ... bà đề ông đóm ! Xưa cả làng cả nước buôn lậu thì cũng như bây giờ ... đánh đề, đá độ tràn lan ... hết lậu nổi mà lan qua giang mai, da liểu ! ... Thật sự đó cũng là "lý tưởng" ,  "Lý tưởng buôn lậu" ... biến chứng ... đã thành "Buôn lậu lý tưởng" !  Một cái lý tưởng mà đến giờ nó vẫn phát triển mạnh mẻ , càng lúc càng thâm nặng phần vật (chất) , càng lúc càng trơ lì ... vô thức ở cái tầm "vỉ mô" tầm "đỉnh cao" ... còn thường thường bậc trung thì như cái đồ "heo" ... to lên sẻ bị ... "thịt" !!!
                                                                                               _ha nguyenthanh_
 thiendanglanman
*
_Hình ảnh Mũiné cọp trên wét .
_Xin bao luôn xứ Rạng (Hàm tiến) bởi cùng xứ Mũi và các Bàu... là bán đảo cách biệt thị xã, xa đường quốc lộ, cùng chung con đường khứ hồi độc đạo.
_người làm ít, ít việc, thiếu hiệu quả mà quản lý quá nhiều.
_xe khách chạy than, thùng than to đằng sau bây giờ ... vô Gồ tìm còn khó !

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Những quả nho ... dữ dội !


                                                          _Nancy Nguyen_


Giới thiệu của ha nguyenthanh :  "Thế gian biến động chia vũng phân đồi, Thiên hạ biến loạn chia phần vinh nhục ! Nhưng quyền lực độc đoán đưa nhân loại đến bần cùng !  Mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân tộc, gia đình và mỗi cá nhân con người trong biến thiên lịch sử chia nhau hơn thua, được mất ... tùy tương quan, vị trí, thuộc tính ... nhưng quan trọng nhất có thể xoay chuyển số phận là trí tuệ là nhân tâm !!! Hãy đốt lên ... !!!
Giới thiệu bài viết của bạn trẻ Nancy Nguyen để chúng ta cùng suy ngẫm !"

Đất nước tôi, một rẻo đất tẻo teo khốn khó nép mình bên rìa Thái Bình Dương quan năm giông bão, của cả trời đất lẫn nhân sinh, trong suốt gần một thế kỷ, chưa có một ngày đứng gió.
Mỗi một mười năm, là một cơn dâu bể đầy khinh ngạc của kiếp người, của dân tộc. Không cơn dâu bể nào giống cơn dâu bể nào, ngoài một điểm chung duy nhất: niềm đau.

Những người sinh ra vào khoảng năm 20 phải chứng kiến đất nước bị xâm lăng và đô hộ. Một đất nước không chùn bước trước vó ngựa Nguyên Mông, bỗng một ngày trở thành thuộc địa, đó, chẳng phải là một biến cố lớn?

Nhưng chỉ 10 năm sau đó, những người sinh ra thời 30, phải chứng kiến cảnh đau thương hơn nhiều lần: đất nước chia đôi, nồi da nấu thịt. Súng của ngoại bang chĩa vào da thịt người mình. "Xương chất đầy đồng, máu chảy thành sông". "Niềm đau" có là một từ quá nhẹ?

Mười năm sau, hơn hai triệu con người người sinh vào những năm 40 phải gồng gánh nhau, dắt díu nhau bỏ lại nhà cửa ruộng vường, bỏ lại phần mộ tổ tiên để chạy loạn. Dân tộc tôi chứng kiến một cuộc di cư lớn chưa từng có trong lịch sử. Và nếu không phải do bị cấm cản, cuộc thiên di ấy có lẽ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều. Và như thế, dân tộc tôi đã bắt đầu rách bào, chia đôi, bắt đầu viết những trang sử sau đó bằng nước mắt và bằng máu.

Những người sinh khoảng năm 50, ngắn gọn là: một dân tộc, hai định mệnh! Tôi không còn chữ nghĩa nào hơn để diễn tả nỗi bất hạnh cùng cực ấy.

Những người sinh khoảng năm 60, chứng kiến sự sụp đổ của một thể chế, sự tái thống nhất một đất nước, và sự chia đôi vĩnh viễn của lòng người. 40 năm qua đi mà vết cứa vẫn rịn máu tươi. Vết thương lòng chưa thấy ngày se mặt.

Những người sinh khoảng năm 70 có cơ hội chứng kiến cuộc thiên di thứ 2 trong lịch sử. Hàng triệu triệu con người phải mạo hiểm tính mạng bản thân, gia đình, để tháo chạy khỏi quê hương. Đất nước tôi đó, những năm tháng lầm than, kêu trời không thấu, kêu đất chẳng nghe. Dân tộc tôi lạc lõng, bơ vơ như những con thuyền lênh đênh trên biển.


Và những người sinh vào những năm 80, là tôi đây, 10 năm sau "giải phóng", những-tháng-năm-cấm-vận.

Có lẽ ký ức tuổi ấu thơ là những ký ức hằn dấu nhất, ám ảnh nhất của một đời người. Tôi nhớ hoài mẹ tôi, bà đáng ra còn trẻ lắm, mà dáng đã còm cõi, bà bòn từng đồng, lo chạy bữa cho con. Có những ngày trời mưa, mẹ tôi ngồi co ro bên vệ đường, gánh hàng quặn hiu. Bà chẳng lo mình sẽ nhiễm phong hàn, chỉ lo làm sao? cho đủ sống! Có đất nước nào khốn nạn như đất nước tôi? Có bà mẹ nào khốn nạn như mẹ tôi, người mẹ Việt Nam? Tôi lớn lên, mang theo trong tiềm thức vóc dáng mẹ tôi, còm cõi như đòn gánh, co ro như một dấu chấm hỏi. Một dấu chấm hỏi xiêu vẹo trong những ngày mưa.

Tuổi thơ tôi gắn với những ngày mưa Sài Gòn, xoong chảo nồi niêu, có gì ... hứng nấy bởi cái mái tôn nhà tôi ... "đưa ánh nắng vào nhà" (mẹ tôi bảo thế), đêm nằm có thể nhìn thấy trăng sao. Những khi trời trở bão, gió giật từng cơn, tôi sợ sấm sét chui qua lỗ đinh vào nhà.

Tôi nhớ đôi dép cọc cạch, bên trái con trai, bên phải con gái, mẹ tôi bảo dép "uyên ương". Chiếc bên trái là của anh Hai để lại, chiếc bên phải mới là của tôi. Và cả hai chiếc đều vá chằng vá đụp, bằng chỉ bố, mẹ để dành từ quân phục của ba. Quần áo mới chỉ được bận 3 ngày tết, và cũng là của anh hai tôi để lại. Mẹ luôn mua rộng ra mấy tuổi, anh Hai bận chật rồi đến phiên tôi. Quần áo của con trai đấy, nhưng chỉ cần mới, chỉ cần không ... vá đít là đủ hấp dẫn rồi!

Và quả nho, những quả nho ... dữ dội nhất của tuổi thơ tôi. Tết năm đó, chỉ duy nhất tết năm đó, mẹ tôi mua nho Mĩ về biếu nội. Những quả nho mẹ chắt chiu từ gió sương của cả năm trời, gom góp lại để biếu mẹ chồng dịp tết đến. Những quả nho mập ú, căng tròn, hệt như trong phim Mĩ, giống y chang mấy chùm nho ... giả, loại những quán sinh tố trong xóm hay treo làm cảnh. Trời ơi! Dòn! Mọng! Ngọt! Mẹ đã dặn đi dặn lại không được ăn, mẹ còn cất tuốt lên nóc tủ. Vậy mà mấy trái nho như có ma lực, cái đứa tôi như bị thôi miên! Tôi lén trộm một trái. Trời ơi! Ngon! Rồi 1 trái nữa, rồi trái nữa! Từng trái, từng trái một, như một kẻ đã hoàng toàn mộng mị, không còn có thể cưỡng lại được sự quyến rũ phát ra từ mấy trái nho. Mẹ sẽ đánh nát tay tội ăn vụng, tôi nghĩ, tay ... vẫn tiếp tục công cuộc ... mưu cầu hạnh phúc. Cảm giác tôi lúc đó vừa hoảng loạn, vừa lo sợ, vừa ... sung sướng.  Vừa sung sướng, vừa hoảng loạn sợ hãi. Tột cùng của sự hoảng loạn sợ hãi là khi chùm nho của mẹ chỉ con trơ lại ... cọng. Khốn nạn thân tôi! Rồi tôi sẽ phải sống tiếp phần ... ngày còn lại ra sao đây? Vậy mà mẹ không đánh tôi. Bà chỉ ôm tôi vào lòng ... và khóc, khóc nấc nghẹn lên, khóc trào ra. Khóc như một đứa trẻ. Mẹ tôi đó. Ôm con vào lòng, gào khóc lên như trút hết hơi sinh vào từng tiếng nấc.


Năm tháng qua đi, cuộc đời mang lại cho tôi thừa mứa. Giờ tôi muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn mua gì thì mua. Tôi ngán đủ thứ, chả muốn ăn gì, chỉ còn ăn được mỗi nho. Bởi với nho, tôi không ăn bằng trực giác, mà thưởng thức bằng mùi vị của ký ức. Và vì với nho, tôi mua được một vé đi tuổi thơ. Hai mươi mấy năm trôi qua, ký ức vẫn chưa ráo mực. Mỗi lần ăn nho, tôi thấy mình bé lại, và được một bàn tay vô hình kéo tuột về thủa ấy, những-năm-tháng-cấm-vận. 

Tôi chỉ là một cá nhân, một cá thể, trong một tập thể những con người thế thệ 8x. Và chỉ là 1 thế hệ, trong nhiều thế hệ con người. Nhưng nói như một nhà văn Nga: "Cây đời có hàng triệu chiếc lá, và nói về một chiếc lá, là cũng đang nói về hàng triệu chiếc lá khác".

Cứ mỗi mươi năm, con Tạo quái ác xoay vần, là dân tộc tôi lại được gán cho một định mệnh mới. Tôi đã nghe rất nhiều người bảo tôi "thời em sướng rồi, thời của anh khổ lắm", còn tôi, tôi chỉ thấy thời nào cũng khổ. Và chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào. Cái nào cũng "đặc thù" và cái nào cũng "nhất"! 

Người mình khổ quá, đất nước mình đau thương quá. Phải không mẹ? Phải không anh?
     --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ( Cọp bài trên fay của một cô bé , hình wẹt  minh họa )

Chuột trong Bình !

      Chuột trong Bình !

Mấy ngày nay nghe chuyện con chuột trong cái bình ... à quên ! "con chuột và cái bình"... Nhủ thầm cái fay là ngó chứ không rờ nữa mà tay chân ngứa ngáy vì bực mình mấy con chuột nên quyết phang ào một cái ... bà mẹ ..! có bể cái bình cũng ... hehe ... !


Chẳng được bổ trợ gì nhiều cái biện chứng loanh quanh nhưng nhờ quen chút anh "Fai bụt" nên cũng tự phong mình ..."còm sĩ" ... thấy họ sĩ mình cũng sỉ chứ ...lại không ! Dẩu có "còm" gì thì mình cũng thấy : muốn vệ sinh an toàn thực phẩm , sức khỏe an khang làm ăn phát đạt thì nhà cửa cũng phên dậu, chắn ngăn, đè đậy ... thỉnh thoảng quét tước lau chùi ... chẳng những chuột mà gián bọ cũng e chừng !  Chuột ... ái chà ... cái giống trời sanh sao mà bóp dái cho hết ! còn con nào lọ mọ thì thiếu gì cách cho nó đi "Tây thiên thỉnh sách" (đất Phật còn có chuột nũa là!)* nào keo dán chuột, thuốc chuột, bẩy, bắn ... Ném chuột mà để vở bình thì thêm tổn thất không đáng mà nên điều chỉnh lại vị trí cái bình, còn do lười nhát, bẩn thỉu đến độ chuột cứ núp núp sau bình và làm tổ luôn trong bình thì đập đốt cha cái bình ô nhiễm chứa ứ cả ổ vi trùng chuột trong đó rồi ! Rỏ là cái bình đó chẳng được quan tâm ! Có quí giá gì mà đã từng chứa phân thì có "rũ bùn đứng dậy ..."* cũng ớn ê quá !!!
Chuyện mấy con chuột xưa thì còm mình nghỉ vậy ! Còn chuyện "con chuột và cái bình" ngày nay thì có nhiều người nghỉ quẩn đến nổi có vị Tướng to mà cứ nghỉ chuyện có mỗi cái làm lính ném chuột ... bởi chuột nhiều với cả "một bộ phận không nhỏ" và cả cả những "bầy sâu" ... nhiều và "ổn định" (tham mà lại ổn địn cái chứ lị !) ... nhiều chóng choáng cái "biện chứng" nên lẩn lộn cả "cái bình" !!!
Chuột thì rỏ rồi cần phải đập (khó thật !), nhưng quan trọng là phải rào chắn xây dựng gia cố lại cho chắc chắn an toàn chứ cái giống này không tiệt được bởi trời sinh (tham tự cổ ... và tự mỏ !)* từ trong hóc hẻm tối tăm* nên nhà cửa phải sáng sạch ! Còn "cái bình" thì không phải lo bởi trong thiên hạ bình thì làm gì thiếu (kỷ luật hết đào tạo sao kịp)* ! Ném có trật trúng bình thì âu cũng chỉ là xây xướt nhỏ, để chuột lộng hành mới ảnh hướng uế nhọ cả chúng bình _Bình quý không sợ vở !
"Chuột" là tham ô, tham nhũng là cán bộ , đảng viên , là cả hệ thống nhà nước ! "Cái bình" theo tương quan ảnh hưởng giảm thiểu tổn thất thì tránh oan sai theo hệ thống tư pháp "bỏ túi" hiện nay _ theo ý vị tổng tư lệnh _ là đúng mà quá bề "khó khăn" nên " Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược" là vì "cái bình hệ thống" ... Còn "Cái bình" theo Còm là Nhân dân ... vì chính quyền, quốc hội, đảng phái tất cả cái gọi là nhà nước thuộc về Nhân dân mà "dân vi quý !" nên cái bình quý thứ thiệt này không thể vở cứ ném, đập chuộc thẳng tay ! Lấy cái bình đập luôn con chuột ! hehehe !!! Đôi lúc nhờ chuột mới bỏ mẹ cái bình vừa củ vừa thối !!! Nhân dân không cần bình nào cả ! Nhân dân chỉ cần có Nhân dân hòa hợp và phát triển !!!

                                                                                       _ha nguyenthanh_

Cuối Thu ..!..

      CUỐI THU..!..
                      _Hoa Mai_
Những ngày qua, thời tiết dường như trở mình..
Một ngày, mà đan xen cả cái nắng gay gắt của mùa hạ; cái se se lạnh của cuối thu; về khuya, lại pha pha chút lạnh lẽo của đầu đông..
Sao mà giống nó quá.!.
Mấy ngày nay, cảm xúc trong nó dường như là tập hợp của tất cả các loại cảm xúc..giống như cái đỏng đảnh đáng yêu của thời tiết vậy.


                                                                                            
Nó yêu mùa thu, bởi nó sinh ra vào mùa thu
Nó yêu mùa thu, bởi nó biết cảm nhận về tình yêu…cũng từ mùa thu
Nó hoài niệm một tình yêu đã qua
Nó lãng mạn một tình yêu đang giữ..
Mùa thu năm nay, cũng lá vàng rơi, cũng trời trong xanh cao vời vợi, cũng cái dễ chịu man mát của thời tiết...
ấy vậy mà với nó, như là không quen thuộc..
Nó cảm thấy sợ khi phải chạm vào nổi nhớ..
Nó không dám mơ một mùa thu cổ tích như nó đã từng mơ..
Nó chợt nhói đau bởi những vỡ vụn pha lê của lòng người…
Giữa cái thời tiết chuyển mùa..lành lạnh..
Một mình trong căn phòng vắng..nó buồn.!.



Sau lần mối tình đầu tan vỡ...
Nó cảm thấy mình chững chạc hơn, nhìn nhận về tình yêu một cách trưởng thành hơn
Nó trân trọng tình yêu nó đang giữ, nó bằng lòng những gì nó đang có..
Nó yêu bằng cả con tim chân thật của nó..
Nó học cách sống bao dung, vị tha, trãi lòng yêu thương với tất cả mọi người..
bởi kỷ niệm đã qua muôn đời cũng chỉ là hoài niệm.
Nó thầm cám ơn mùa thu xưa, đã cho nó biết cảm nhận về tình yêu..
và mùa thu nay đã ghé lại vào cuộc sống của nó, đã cho nó biết lúc mạnh mẽ khi cần
Nó cảm thấy nhẹ lòng..
Có lẽ mùa thu cũng đang nhoẻn miệng cười thật nhẹ nhàng khi tạm biệt nó..
Và biết đâu ở một nơi xa..mùa thu xưa cũng đang tư lự..giống như nó bây giờ..!


                                                                                   ( 25/9/2014 MH)

Tình yêu xứ Lừa !

    Tình yêu của Lừa !

       Anh Thủ hẹn chị tới khách sạn yên tỉnh để bàn việc đưa chị lên chức _nên gọi là chị Bộ _ Thấy khả quan nên bộ cũng vui cụng vài ly dè đâu quá hớp không thủ bộ được nên để anh Thủ đớp mẹ cái ngàn vàng !!!
       " Khi hiểu ra cũng đã muộn màn ... " như bài karaokê hồi hôm hai đứa ... song quần !! Có ấm ức nhưng chị nghỉ có chức quyền mình lấy lại ... cả ngàn vàng thiệt ... tiếc gì đồ giả !!! Bà mẹ nó ! ăn quen anh Thủ tới hoài ... thôi thì họa phước ai hay ! đằng nào cũng hàng ..."non bộ" !!!
     " Ôìii ai có0 ngờ đâu ..."  Y.. như đời chị là những bản tình buồn !!! Bà Thủ đến trừng trừng sát thủ với chứng cứ đầy đủ hình ảnh minh ..bạch họa và quyết định bỏ túi ... ngàn vàng tính ra đô ! ... vì kinh nghiệm vàng kém chất lượng !
       Cánh cửa đóng sầm chị gục xuống : " Thôi rồi còn chi đâu anh ơi ... " !!!

---------------------------------------------------------------

Còm điếm : Bị lừa ... có là gì ! Đau là ... khi bị lộ !